1. Quá trình hình thành ngành Công nghệ Ô Tô
Kể từ thời điểm Karl Benz bắt đầu sản xuất những chiếc xe gắn động cơ mang nhãn hiệu Motorwagen đầu tiên ở quy mô nhỏ, phải mất đến 25 năm sau, khi Henry Ford thực hiện bước đột phá mới bằng cách lắp đặt dây chuyền sản xuất trên quy mô lớn, ô tô mới trở thành một trong những loại phương tiện giao thông phổ biến nhất thế giới.
Nghề Công nghệ ô tô mang hứa hẹn và thách thức trong tương lai. Đó cũng là khởi nguồn của cuộc cách mạng giao thông hiện đại. Theo thống kê, mỗi giây có gần 1 tỷ chiếc ô tô cùng lăn bánh trên đường cao tốc.
Nghề Công nghệ ô tô sẽ phát triển như thế nào? Các thành viên của Chính phủ thời gian trở lại đây, nhiều lần khẳng định ý chí, quyết tâm, Việt Nam buộc phải có ngành công nghiệp ô tô.
“Đất nước 50 triệu dân đã có ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam gần 100 triệu dân quyết tâm sẽ làm được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố như thế. Ông cho biết Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng một thương hiệu ô tô riêng là rất quan trọng.
Hiện tại, nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề công nghệ kỹ thuật ô tô nhiều hơn, kể cả về chất lượng và số lượng.
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà các tập đoàn ô tô lớn của nước ngoài đang đóng tại nước ta cũng đang trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài trong ngành này. Bởi vậy cơ hội nghề nghiệp hiện tại đối với nguồn nhân lực có tay nghề ô tô tại Việt Nam là rất lớn. Đương nhiên họ cũng phải đương đầu với nhiều thách thức. Bởi đây không phải là nghề nghiệp mà bất cứ ai cũng có thể theo đuổi và phát triển tốt.
2. Ngành Công nghệ ô tô học gì và làm gì?
Học gì và làm gì? Luôn là mối quan tâm của những người có ý định theo ngành Công nghệ ô tô. Học tập là quá trình tịnh tiến diễn ra suốt cuộc đời con người. Những kiến thức bạn được đào tạo tại trường lớp đều là những nội dung nền tảng, vô cùng cần thiết giúp bạn phát triển công việc trong tương lai.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ Ô tô có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm tại các doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Chẳng hạn như:
Kỹ sư thiết kế, chế tạo ô tô Kỹ sư sửa chữa, vận hành ô tô kỹ sư giám sát kỹ thuật Kiểm định viên vận tải hoặc tại các trạm đăng kiểm Kinh doanh phụ tùng, linh kiện, phụ tùng ô tô Giảng viên tại các trường, trung tâm đào tạo ngành Ô tô
3. Điều gì tạo nên sự khác biệt tại HPC?
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là mục tiêu hàng đầu tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội. Để mở rộng cánh cửa việc làm cho sinh viên, nhà trường xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô khoa học, bài bản, đẩy mạnh thực hành, thực tập (lên đến 70% chương trình học) giúp sinh viên vừa giỏi kiến thức, vừa chắc tay nghề.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ Ô tô sẽ được học song song ngoại ngữ (Tiếng Nhật/ Hàn/Trung) nhằm tăng cơ hội làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về lĩnh vực sản xuất ô tô trong và ngoài nước.